Xuất bản: 08/12/2022 - đã hiệu chỉnh 1 Năm trước đây.
Xem với cỡ chữ
Đọc
content:
Nhắc đến Nghi Đức,ta cũng chẳng xa lạ gì với ngôi chùa thờ Phật thân thương " Chùa Đức Hậu" - nơi thờ cúng Phật Tổ, Tích Đức ngàn năm,...Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngôi chùa linh thiêng này nhé.
Chùa Đức Hậu - Thiên Linh tự (thuộc Quần thể Đức Hậu) nằm ở Làng Đức Hậu, nay là 3 xóm Xuân Hoa, Xuân Đồng, Xuân Đức – xã Nghi Đức, thành Phố Vinh,tỉnh Nghệ An.
Trên địa phận Đức Lân thuộc làng Đức Hậu có một quần thể "Tam giáo đồng nguyên" gồm: Chùa, Đền, Đình, miếu án ngự (nay là phần đất phía tây-tây bắc xóm Xuân Hoa giáp ranh với xóm Xuân Đồng thuộc xã Nghi Đức - thành phố Vinh, với diện tích gần 10 ha nay diện tích đất trên chỉ còn lại khoảng 4 ha vẫn còn nguyên trạng). Đây đã từng là một địa chỉ văn hoá tâm linh – chính trị - xã hội của xã Xuân Lộc (nay là 4 xã Nghi Đức, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Phú – Thành phố Vinh). Sau lưng Đình Đức Hậu về phía Bắc khoảng 50 mét là chùa Đức Hậu. Chùa Đức Hậu có tên gọi cổ là Thiên Linh Tự, tương truyền Chùa có từ rất lâu đời(Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII – XIII), chính bản thân các cụ cao tuổi trong làng cũng đã nghe các ông bà của mình kể về sự linh thiêng của Chùa.
Hiện nay, trụ trì chùa Đức Hậu là Đại đức Thích Định Tuệ. Chùa đã có nhiều thay đổi và đang trở thành một trung tâm sinh hoạt Phật giáo của Phật tử khu vực thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc và lân cận.
Về lịch sử kiến trúc,Trước kia Chùa lợp bằng tranh, chỉ có 2 gian, đến năm 1943 nhân dân đóng góp công đức tu sửa thành Chùa ngói và xây thêm một gian nữa gọi là nhà Muống. Điều đặc biệt là nhà muống này có cột hình vuông.Có một điều khác biệt là Chùa này có hệ thống thờ cúng lưỡng tự, nghĩa là vừa thờ Phật, thờ Thánh, thờ Mẫu và cả thờ Linh Vật. Nhân dân 3 xóm truyền rằng Chùa có ứng – Phù chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Do chiến tranh và biến thiên của lịch sử, trong thời gian dài, chùa Đức Hậu chỉ còn là chứng tích, người dân cũng mất đi nơi thờ tự. Đến năm 2011, Ban Tôn giáo tỉnh và Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An đã hoàn thành các thủ tục theo quy định để phục dựng lại chùa, và bổ nhiệm Đại đức Thích Định Tuệ làm trụ trì.Từ năm 2018, chùa Đức Hậu được khởi công xây dựng tôn tạo bề thế hơn, uy nghiêm hơn, xứng tầm với ngôi chùa có bề dày lịch sử và văn hóa. Hiện nay, Chùa Đức Hậu trở lại là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa quê hương, nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng trong nhân dân nói chung và của các Phật tử xa gần nói riêng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tính ngưỡng cho người dân mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ Phật của du khách thập phương.
Các lễ hội:
+Tháng giêng: Lễ Nguyên Đán: 8 giờ sáng ngày 01, Lễ Tịch Chủ: ngày 02, Hạ lễ tết: ngày 03, hạ nêu - Khai hạ - lễ cầu yên: ngày 07, tết nguyên tiêu: ngày 15.
+Tháng 2: Lễ tế thần nông cầu mưa thuận gió hoà từ ngày 12 đến 15
+Tháng 3: Tết thanh minh (Tại Chùa có thêm lễ Kỳ yên Tam Bảo)
+Tháng 4: Lễ phật đản: ngày 08 (Chỉ lễ tại chùa)
+Tháng 5: Tết đoan ngọ, ngày 05
+Tháng 6: Đại lễ Lục Ngoạt 3 năm một lần từ ngày 11 đến 14, tiểu lễ Lục Ngoạt hàng năm vào ngày 13
+Tháng 7: Tết Trung nguyên từ ngày 14 đến 15
+Tháng 8: Tết Trung thu vào ngày 15
+Tháng 9: Lễ Thường tân (Cúng cơm mới)
+Tháng 11: Lễ Đông chí (Xuống mùa)
+Tháng 12: Lễ tất niên vào ngày 15, lễ tiễn táo quân vào ngày 23, lễ giao thừa vào đêm 30, thường ngày ở chùa có lễ bán khoán, làm chay.
Lễ ở Chùa thường diễn ra trước ở Đền một buổi và thường tổ chức vào ban đêm.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu đôi nét về Chùa Đức Hậu- nơi thờ cúng Phật Tổ, Tích Đức ngàn năm này.Hi vọng những thông tin này sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn,càng thêm yêu quý và giữ gìn di sản tâm linh đặc biệt này nhé.